Những Điều Không Nên Làm
Khi Quản Lý Nhân Viên Có Tính cách Hướng Nội
Bạn có bao giờ phải quản lý các nhân viên có tính cách hướng nội chưa? Nếu câu trả lời của bạn là "CÓ", bạn có thể dành ra một chút thời gian để xem xét bài viết này về cách quản lý những nhân sự có tính cách hướng nội. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta thường có quan niệm sai lầm về những người hướng nội. Điều này có thể dẫn đến cách quản lý mang lại hiệu quả không tốt. Bài viết này muốn chỉ cho bạn một hướng đi đúng đắn về vấn đề này.
Rất nhiều người thường lầm tưởng rằng hướng nội nghĩa là nhút nhát. Nhưng thực tế, cụm từ "hướng nội" để chỉ cách thức một người xử lý thông tin và phát triển các hoạt động kèm theo. Những người hướng nội đòi hỏi bạn nên thay đổi một chút về môi trường làm việc và các yếu tố xung quanh giúp họ có thể vượt trội và thể hiện khả năng của mình. Điều này không quá khó khăn và thật sự rất cần thiết đối với họ. Một thay đổi nhỏ trong cách quản lý và các yếu tố môi trường làm việc có thể giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải và giúp các nhân viên của bạn có tính cách hướng nội sẽ dễ dàng thành công hơn.
Đây là một số điều bạn cần suy ngẫm lại:
- Đặt họ vào tình thế khó xử. Thật là sai lầm khi chúng ta đòi hỏi ngay lập tức ý kiến từ một người hướng nội. Một người hướng nội cần thời gian để tự suy ngẫm và xử lý thông tin – để họ tránh xa ra khỏi "madding crowd". Và sự thật là, nếu bạn để cho những người hướng nội một khoảng thời gian để họ suy ngẫm thì bạn có thể tận dụng tối đa lợi thế và kỹ năng của họ.
- Công khai thừa nhận họ. Bạn hãy dừng ngay lại. Thật sự, nhiều người sống hướng nội họ thà nhảy ra khỏi vách đá hơn là muốn mọi người chuyển ngay hướng chú ý sang mình. Nếu bạn muốn khen ngợi họ bằng một giải thưởng hay một danh hiệu, bạn hãy cho họ biết trước kế hoạch của bạn. Họ sẽ đánh giá rất cao cử chỉ này của bạn và giúp họ có thời gian chuẩn bị.
- Những người hướng nội không thích đội nhóm. Thực tế, những người hướng nội không chống lại đội nhóm nhưng họ thích đóng góp vào đội nhóm theo cách riêng của họ. Điều này có nghĩa là, họ cần thời gian để nghiền ngẫm về các vấn đề đang đặt ra trên bàn làm việc và hãy cho họ một khoảng thời gian tạm lắng trước khi bắt đầu cuộc đàm thoại. Làm việc nhóm có thể trở thành cơn ác mộng nơi làm việc, điều này đối lập hoàn toàn với cách thức mà họ tiếp cận công việc. Vì vậy, cần đảm bảo rằng, bạn sẽ cung cấp cơ hội cho những người hướng nội có thời gian tạo ra ý tưởng trước khi bắt đầu cuộc họp nhóm và lúc này họ đã sẵn sàng để tham gia mọi cuộc tranh luận.
- Một văn phòng làm việc với không gian mở. Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một không gian làm việc yên tĩnh. Người hướng nội đánh giá cao một môi trường làm việc yên tĩnh trong đó họ có thể xử lý thông tin. Bạn hãy thiết kế văn phòng của mình có sự kết hợp cho phép nhân viên của bạn được yên tĩnh và riêng tư. Điều này là một động thái khôn ngoan. Những người hướng nội sẽ thật sự biết ơn bạn về điều này.
- Bạn nghĩ rằng họ không có gì để nói. Điều này là một quan niệm sai lầm, bản chất của người hướng nội là họ ít khi chia sẻ cảm xúc của họ, vì vậy hãy mở ra các kênh thông tin liên lạc thường xuyên đối với họ. Gửi cho họ một email, hỏi về các dự án của họ đã tiến triển như thế nào. Thiết lập các đường thông tin liên lạc với họ hàng tuần. Họ sẽ suy nghĩ về các công việc của họ và đáp ứng công việc một cách đầy đủ theo những điều kiện riêng của họ.
- Quan niệm rằng những người hướng nội không thể lãnh đạo. Sự thật là, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều tiềm năng về vấn đề này ở người hướng nội. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người hướng nội cởi mở hơn với những ý tưởng khác biệt so với các đồng nghiệp hướng ngoại của họ. Kết quả là, họ có nhiều khả năng đưa ra quyết định hơn. Trong thực tế, điều này chỉ ra họ không phải là người độc chiếm trong các cuộc trò chuyện, dẫn đến một sự thúc đẩy mạnh mẽ các thành viên trong đội nhóm. Nghe có vẻ như đây là một trong các tố chất lãnh đạo rồi.
Bạn là người hướng nội? Nơi làm việc của bạn có thật sự giúp bạn nổi trội chưa?
(Phuong Nguyen lược dịch từ nguồn: LinkedIn - Theo Tiến sĩ Marla Gottschalk)
*****
How Not To Manage An Introvert ?
Do you supervise individuals that would describe themselves as an introvert? If the answer is "yes," you may want to take a moment to examine how you manage them. In many cases, we hold misconceptions about introversion, which can lead to ill-fated supervisory decisions. I'd like to point you in the right direction.
While many people confuse being introverted with shyness, introversion is in fact about how an individual handles stimulation and processes information. Those on the introverted end of the introversion-extroversion continuum require a slightly different set of workplace conditions to excel, and it is not difficult to become more sensitive to their needs. Small changes in management and workplace elements can transact into an environment that is more conducive to success.
A few things to re-think:
- Putting them on the spot. It would be misguided to expect an opinion from an introvert at the drop of the hat. One hallmark of introversion is the need to sit with one's thoughts and process information — often away from the "madding crowd". If you offer an introvert a period of time to process you'll likely take full advantage of their vantage point and skill set.
- Publicly recognizing them. Stop yourself. Really. Many introverts would rather jump off a cliff than have attention shifted in their direction without notice. If they are about to to receive an award or accolade, let them know what you are planning ahead of time. They'll appreciate the gesture and have time to prepare.
- That they dislike teams. Introverts are not against teaming — they would just prefer to contribute on their own terms. This means time to ruminate over issues on the table and providing bit of a lull before they will jump into the conversation. To an introvert, teaming can become a workplace nightmare, in direct opposition to how they would normally approach their work. So be sure to offer opportunities for introverts to start the idea generation process before team meetings and allow points in the conversation where they can jump in.
- Open offices. Never underestimate the power of a quiet space. (You don't have to be an introvert to appreciate a calm environment in which to process information.) Incorporating spaces within your office design that allow for quiet and privacy is always a wise move. (Read more about that here.) Someone leaning toward the introverted side of the continuum will be forever grateful.
- That they have nothing to say. Wrong. By nature introverts can be less likely to share their thoughts, which makes it even more important to open the lines of communication regularly. Send them an e-mail, asking how their projects are progressing. Set up a weekly "touch base" meeting. They can reflect on their work and respond fully on their own terms.
- That introverts cannot lead. Truth be told, you'll be overlooking a lot of potential. Recent research has shown that introverts are more open to differences in opinion than their extroverted colleagues. As a result, they are more likely to make informed decisions. In fact, it has been shown their hesitancy to monopolize the conversation, can make them powerful team members. Sounds like leadership material to me.
Are you an introvert? What workplace conditions help you to excel?
(Phuong Nguyen translates from: LinkedIn – Dr. Marla Gottschalk)