Nov 24, 2011

Re: [du-an-MOST] Một bài báo về việc phiên âm tên riêng/địa danh sang tiếng Việt.

Hi

2011/11/24 Huy <ubuntu_fanboy@ubuntu-vn.org>:
> Nhiều thành viên cộng đồng mạng cùng tranh luận về cách phiên âm tên riêng
> của một số báo. Có những tên riêng nước ngoài khi phiên âm ra tiếng Việt đã
> tạo ra những cụm từ có ý nghĩa không được đẹp.

Ngôn ngữ nên đi theo sự thay đổi của cuộc sống.
Không nên ép từ trên xuống dưới; thực thế ở VN cho thấy:
Ép người ta cũng không nghe

>
> PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Phó Tổng biên tập tạp chí Từ
> điển học & Bách khoa thư, PGS TS Phạm Văn Tình:

Từ điển ở VN quá cũ, họ chưa theo kịp sự thay đổi của thời đại và bám vào những
quy định của Bộ nào khó - thực tế chỉ tồn tại trên giấy tờ và
không/chưa được tuân theo.

>
> Hiện tại đang tồn tại mấy cách xử lí tên riêng nước ngoài vào tiếng Việt: 1.
> Phiên âm (Vd: Paris = Pa-ri, Shakespeare = Sêch-xpia, Wayne Rooney = Uây-nơ
> Ru-ni...),

Với các từ đã dùng quen: Để nguyên
Với những từ mới: Chỉ còn báo của Đảng (báo Nhân Dân) dùng, các báo
khác đã dùng cách 3

> 2. Dịch nghĩa (Vd: Red Sun = Mặt trời Đỏ, L'Humanité = Nhân
> đạo...),

Với danh từ riêng thì không áp dụng được cách này.

> 3. Nguyên dạng (Vd: Paris, Shakespeare, Bill Clinton...), hoặc
> chuyển tự (Vd: Moskva, Garry Kasparov, Pravda...). Mỗi giải pháp đều có
> những mặt được và chưa được. Tuy nhiên, ta phải chọn giải pháp nào hợp lí
> nhất để sử dụng.

+1 cho cách này để phù hợp với trào lưu quốc tế hóa.


>
> Trong giao tiếp ngôn ngữ, người ta giao tiếp bằng lời (nói/nghe) và bằng tự
> dạng (viết/đọc). Khi đọc, người ta nhận diện bằng mặt chữ (Rất ít người đọc
> thành lời, trừ khi cần thiết). Tên riêng cốt để nhận biết và phân biệt, do
> vậy cần viết đúng theo mặt chữ như nó vốn có.

+1

>
> Những nước theo hệ chữ Latin thì tên riêng được giữ nguyên dạng. Ví dụ:
> Brazil, Mexico, Liechtenstein, California, A Einstein,… Hầu hết các địa danh
> trên thế giới đã được viết theo tiếng Pháp và tiếng Anh và trở nên quen
> thuộc, vì vậy khi giữ đúng cách viết của một quốc gia về tên riêng của họ

+1, Viết theo cách mà Tiếng Anh dùng

>
> Những nước có hệ chữ không phải Latin, họ phiên tên riêng sang chữ Latin thế
> nào thì chúng ta theo đúng như vậy. Ví dụ: người Hàn viết Seoul thì ta cũng
> viết Seoul chứ không gọi là Hán Thành; Người Ấn viết Mumbai (còn gọi là
> Bombay) thì ta cũng viết vậy. Ta cũng theo người Nhật gọi Tokyo chứ không
> gọi Đông Kinh nữa.

Không cần mượn vòng qua Tiếng Âu -> Tiếng Nhật/Trung -> Tiếng Việt
vì VN đã tiếp cập được trực tiếp với tiếng Anh.

Trào lưu này tồn tại cách đây khoảng 50 đến 100 năm rồi :)

>
> Tôn trọng những tên gọi truyền thống, quen thuộc – có từ trước 1945 và nay
> vẫn dùng - nhất là những tên gọi phù hợp với nguyên lí tiết kiệm trong ngôn
> ngữ. Những tên riêng gốc Hán đã vào tiếng Viết lâu đời thì giữ nguyên: Pháp,
> Anh, Đức, Nhật, Bỉ, Ý, Áo, Úc, Ấn Độ, Đan Mạch, Hy Lạp, Bắc Kinh, Hồng Kông,
> Thiên An Môn… Với những tên riêng Trung Quốc không quen thuộc, thì người ta
> viết thế nào chúng ta viết như vậy. Tên các vận động viên Trung Quốc được
> viết là Wang Hao, Hao haidong, Xie Jun, Li Tie,... thì chúng ta cũng viết
> vậy mà không cần truy lại cách đọc Hán Việt (vì nhiều khi khó có cơ sở để
> tra về tên gốc để đọc theo âm Hán Việt).

+1, từ quen rồi thì để nguyên như thế

>
> Nếu phiên âm, sẽ gặp nhiều rắc rối khi muốn tra về nguyên gốc, vì sự khác
> biệt của người phiên Saddam Hussein có thể phiên là : Xat-đam Hut-xanh/
> Hu-xanh, Hu-xê-in; Ronan Reagan có thể phiên là: Rô-nan Ri-gân/
> Rê-gân/Rê-gơn/Ri-gơn... Trong một loạt trận bóng đá Cup C1 chẳng hạn, nếu
> phiên âm thì chỉ sau một đêm, tên các cầu thủ tham gia sẽ được đọc mỗi cầu
> thủ một kiểu. Nếu muốn truy tìm thì đúng là "đánh đố" người đọc.

+1!


> Thiết tưởng, trong bối cảnh hoà nhập chung với quốc tế về mọi mặt, trong đó
> có hoà nhập ngôn ngữ, chúng ta không thể cố giữ quan điểm "dân tộc chủ
> nghĩa" bằng cách cố tình làm khác thế giới.

+1

> Có thể nói, càng ngày xu hướng
> phiên âm càng không nhận được sự ủng hộ chung từ phía cộng đồng. Nhiều người
> bênh vực cho quan điểm này vì cho rằng phải trên quan điểm "quần chúng hoá",
> với lập luận: "Nếu để nguyên dạng thì không phục vụ cho đông đảo bạn đọc
> (!)".

+1
Dân trí, trình độ ngoại ngữ của "ta" đã cao hơn rất nhiều rồi :)


> Trước đây, đa
> số các báo theo xu hướng phiên âm (như các báo quen thuộc: Nhân Dân, Lao
> Động, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng,...). Bây giờ, hầu hết các báo phát
> hành ở các tỉnh phía Nam và gần hết báo các tỉnh phía Bắc đều chuyển quan
> điểm là giữ nguyên dạng. Ngay một số báo lớn (như Quân đội Nhân dân, Hà Nội
> mới, Tạp chí Cộng sản…) vốn kiên trì việc phiên chuyển thì hiện tại đã ngả
> về hướng để nguyên dạng tên riêng nước ngoài. Đó là một xu hướng đang chiếm
> ưu thế bởi tính ưu việt, tiện lợi của nó. Vấn đề này, chính cuộc sống đã tìm
> ra câu trả lời.

Họ nói lại ý của mình :)

No comments: