Mar 19, 2011

Hoc tieng Nhat

ペケ: dấu nhân × -> Đại diện cho ký tự bất kỳ
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%83%9A%E3%82%B1
Nếu viết ペケペケに関する -> vấn đề nào đó

ビカピカ có phải tiếng Nhật hay không?

ピカピカ  

 光り輝くさま。  

 ピヒ・カ→ピ・カ(語尾の「ヒ」が脱落)、
  PIHI-KA(pihi=begin to grow;ka=take fire,burn)、
  火が勢いよく燃えて光る→光り輝くさま

Có, và rất gần tiếng Maori (đượng coi là ngôn ngữ anh em với tiếng Nhật)

http://www.iris.dti.ne.jp/~muken/kokugo01.htm#142%E3%83%94%E3%82%AB%E3%83%94%E3%82%AB

Mar 14, 2011

Tu Han-Nhat-Han-Viet

Kính gửi anh Thông và các anh chị,

Từ Hán (cổ), ảnh hưởng liên tục và có khúc xạ với ngôn ngữ của quốc gia bản địa
sinh ra từ Hán-Việt, Hán-Nhật, Hán-Hàn. Đây là đề tài rất thú vị.

Về mặt ngữ âm, cả 4 loại trên còn khá nhiều điểm tương tự, nhưng sau sau hàng ngàn
năm ảnh hưởng sự giống nhau cũng không nhiều.

Về mặt ngữ nghĩa, từ Hán Việt hiện tại giống nhiều từ Hán cổ từ thời Tiền Hán.
Vào khoảng đầu thế kỷ 20, có xảy ra sự hấp thụ từ Hán lần thứ hai (ví dụ: Mễ Tây Cơ)
nhưng ảnh hưởng này hiện tai không còn nhiều.

Với Nhật Bản, ảnh hưởng sâu đậm nhất của tiếng Hán xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ 6-7,
khi Phật Giáo du nhập vào Nhật Bản.

Do đó, về mặt ngữ nghĩa,
các từ Hán Nhật khá giống tiếng Hán đời Đường. Người Nhật đọc thơ đường rất dễ dàng
và họ cảm thấy gần với những từ Hán Nhật hiện đại.

Về mặt ngữ nghĩa, theo tôi, do tiếng Nhật khá nghèo (chỉ có 50 âm) nên cách phát âm các
từ Hán Nhật bị thay đổi rất nhiều.

Ví dụ: 代表: ta pi-ẻo (Trung Quốc), đai hi-ô (Nhật) và đại-biểu (Việt)

Khoa kỹ du nhập vào Nhật Bản dưới thời Minh Trị (thế kỷ 19) và những từ này lại được người
Trung Quốc du nhập ngược trở lại Trung Quốc và sau đó người Việt du nhập lại một lần từ Trung Quốc.

Ví dụ: 関数 : can sư (Nhật), quan-su (Trung Quốc), hàm-số (Việt)

Hiện tượng đồng âm dị nghĩa:
- Do sử dụng từ Hán cũ-mới qua các thời kỳ
- Do cách ghép (tự sáng tạo) riêng của từng quốc gia (Nhật, Trung, Việt)

Điều may mắn và đặc thù với nước Nhật là họ chỉ ảnh hưởng mạnh một lần vào đời Đường,
sau đó tự phát triển. Một trong những lý do là Nhật Bản là quốc đảo, sự di chuyển và giao thao
văn hóa/ngôn ngữ nhiều phần bị ảnh hưởng.

Những từ mượn như アイスクリーム (ice scream) tồn tại rất rất nhiều trong tiếng Nhật, các từ này
du nhập từ (chủ yếu là) Đức, (sau đó là) Pháp, Ý trong thời kỳ Minh Trị.
Những từ tiếng Anh được du nhập từ Mỹ vào Nhật rất mạnh sau thế chiến thứ hai.

Hiện tại, các từ chuyên môn trong nghành công nghệ thông tin chủ yếu mượn nguyên xi từ tiếng
Anh và phiên âm theo âm cứng tiếng Nhật. Ví dụ

Protocol: プロトコル (pừ rô tô cô lự)
Internet: インタネット (in ta nét tộ)

Mong các anh chị tham khảo