Systems thinking là quy trình hiểu sự việc ảnh hưởng tới những yếu tố khác xét trong một tổng thể nào đó. Một ví dụ về systems thinking là hệ sinh thái (hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng)
Với tư duy giải quyết vấn đề bằng systems thinking, sự việc/vấn đề được đặt trong một tổng thể và được xem xét toàn diện: Khi thay đổi yếu tố A sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố khác như thế nào. Việc tìm những yếu tố bị ảnh hưởng và có gây ảnh hưởng là việc khó, thông thường ít được nhìn ra ngay và cần thời gian phân tích để làm rõ dần vấn đề.
Cách giải quyết vấn đề (hóc búa) thường nằm ngoài chính vấn đề đó. Muốn giải quyết một vấn đề cần phân tích trong tổng thể, giải quyết các vấn đề liên quan trên cơ sở phân tích rủi ro có ảnh hưởng liên đới.
Việc "chặn đường", xây cầu tạm, cấm xe, tăng phí lưu hành với xe ô tô của Bộ Trưởng Đinh La Thăng là một ví dụ. Với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, việc cấm là cần thiết và có thể có ý nghĩa tức thời. Tuy nhiên, việc đó được nhiều người cho rằng nó có những ảnh hưởng phụ như: Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của những hộ gia đình trong các tuyến phố bị cấm, ảnh hưởng đến thị thường xe hơi, xe máy và do đó cần phân tích kỹ hơn.
Việc thay đổi điều 4 của hiến pháp Việt Nam năm 1992 trước khi điều chỉnh do Chủ tịch Quốc hội đương thời Nông Đức Mạnh với mục đích trao quyền vô hạn cho Đảng đương nhiệm và duy nhất ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ hệ thống luật pháp Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng tới quy trình và quyền quyết định được thực hiện trong tương qua: Quốc Hội, Đảng và toàn dân. Nhiều người cho rằng ảnh hưởng này là tiêu cực và lâu dài.
Tương tự, trong một dự án, việc thay đổi nhân sự, yêu cầu hệ thống, thay đổi schedule, thứ tự tiến hành công việc cũng có những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn tới sự thành bại của dự án, quan hệ lâu dài giữa các thành viên dự án. Do đó, cần nhìn tổng thể và lật lại vấn đề khi thay đổi (nhưng không quá conservative)
No comments:
Post a Comment